22:00 EDT Thứ hai, 18/03/2024

Đăng nhập

Thống kê chung

Đang truy cậpĐang truy cập : 2


Hôm nayHôm nay : 1467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 40864

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5105428

Trang nhất » Hồ tiêu Chư Sê » Hồ tiêu Chư Sê

khuyến cáo phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu

Thứ ba - 01/10/2013 21:37
khuyến cáo phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu

khuyến cáo phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu

Hiện nay bệnh chết nhanh trên cây tiêu tại huyện Chư Sê đã bộc phát nhiều vì nguyên nhân là do năm nay mưa nhiều và mưa lớn trong nhiều ngày liên tục, một số vườn tiêu chưa thực hiện các biện pháp canh tác hợp lý, không đào rãnh thoát nước, tạo bồn sâu, gặp mưa nhiều, bị ngập úng, làm thối rễ và bị héo chết nhanh.
Hiện nay bệnh chết nhanh trên cây tiêu tại huyện Chư Sê đã bộc phát nhiều vì nguyên nhân là do năm nay mưa nhiều và mưa lớn trong nhiều ngày liên tục, một số vườn tiêu chưa thực hiện các biện pháp canh tác hợp lý, không đào rãnh thoát nước, tạo bồn sâu, gặp mưa nhiều, bị ngập úng, làm thối rễ và bị héo chết nhanh.
Qua nghiên cứu các tài liệu, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và kết hợp  thực tế của các nhà vườn đã xử lý ngăn chặn thành công bệnh chết nhanh trên cây tiêu, Thường trực Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê hướng dẫn việc phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây tiêu như sau:
 
1. Triệu chứng và cách nhận biết
1.1 Nguyên nhân gây bệnh : Do nấm Phytopthora gây ra, đây là loài nấm thủy sinh nên nó phát triển mạnh vào mùa mưa (nhất là vào thời điểm mưa dầm) do lúc này nhiệt độ thấp và ẩm độ trong vườn quá cao. Đây là điều kiện lý tưởng để nấm Phytopthora tấn công và gây hại. Vì vậy bệnh thường gậy hại nặng ở những vườn tiêu bị ngập nước, không có hệ thống thoát nước
1.2 Triệu chứng gây hại
- Bệnh trên lá: Chủ yếu xuất hiện ở lá non, ban đầu xuất hiện vết chấm đen ở phiến lá, sáu đó lan dần ra chiếm một phần góc lá hoặc có các vết tròn lan rộng trên mặt lá, vết bệnh có màu đen bóng.
- Bệnh trên thân: Bệnh xuất hiện ở cành, nhánh, thân của cây tiêu. Ban đầu có chấm đen nhỏ sau đó lan rộng, phủ đen từng đoạn, cành, nhánh, thân, cành và dần dần phủ kín cả thân, cành làm chết dây tiêu đó.
- Bệnh trên gốc, rễ:
+ Ở phần gốc: Tại đoạn gốc, sát mặt đất xuất hiện một vệt đen ban đầu nhỏ, sau đó lan dần lớn ra và dần dần lan xuống gốc tiêu, nấm ăn sâu vào thân, gốc tiêu làm thối ngang gốc tiêu gây chết cả cây tiêu.
       + Ở phần rễ:
     -  Sự xâm nhiễm của bệnh qua rễ tơ đến rễ chính sẽ làm thối phần thân ngầm gần mặt đất làm thối đen toàn bộ gốc rễ, tiêu chết cả cây trong thời gian rất nhanh. Trường hợp này cây chết héo, lá vẫn còn xanh.
    - Sự xâm nhiễm thân ngầm qua rễ nằm sâu hơn 60cm của nấm bệnh làm rễ thối đen, mềm nhũn, mạch dẫn bên trong thân biến màu từ trắng sang nâu đen, chạy dọc theo thân gây ra triệu chứng vàng lá, rụng đốt phần thân non, giảm sức sinh trưởng của cây, cây chết sau 1 – 2 năm hoặc vào mùa khô năm sau khi hệ rễ bị hủy hoại
 
2. Biện pháp canh tác để xử lý gấp
- Xử lý, đào mương thoát nước dọc theo vườn cách 1 hàng tiêu, đào 1 hàng, đáy mương sâu hơn đáy bồn 20cm rạch hàng từ đáy bồn ra mương để thoát hết nước trong đáy bồn tiêu ra mương. Những vườn tiêu có độ dốc thì đào 1 mương ngang ở trên đầu vườn, cuối vườn cũng đào 1 mương ngang để tập trung dòng chảy về nơi vô hại.
- Những vườn bằng phẵng không có độ dốc vẫn đào mương dọc cách hàng như trên và rạch hàng từ đáy bồn ra mương để thoát hết nước trong đáy bồn tiêu ra mương. Những vườn có bồn quá sâu trên 20 cm thì nên lấp bớt lại.
 
3. Thuốc và cách phòng trị:
- Những vườn chưa bị bệnh: Phun và tưới gốc 2 lần cách nhau từ 7-10 ngày bằng 2 loại thuốc có hoạt chất khác nhau, như lần đầu dung Aliette thì lần sau dung Eddy, vv…
- Những vườn đã có tiêu bị bệnh chết nhanh: Phun và tưới gốc 3-4 lần cách nhau từ 5-7 ngày bằng các loại thuốc có hoạt chất khác nhau, ví dụ lần 1 dùng Aliette thì lần 2 dùng Alphamil lần 3 dùng Treppach-Bul vv...
- Pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì của từng loại thuốc.
- Chỉ mua và sử dụng những loại thuốc có ghi rõ đặc trị bệnh chết nhanh cho nhiều loại cây trong đó có cây tiêu như: Aliette; Eddy; Alphamil; Treppach-Bul; Mexyz; Alpine,....
 Cách phun:
- Nếu dùng máy bơm: Phun thuốc thành tia đủ mạnh để tưới ướt đẫm thân, cành, ngọn và xung quanh gốc.
- Nếu dùng bình bơm tay: Điều chỉnh béc phun hơi lớn và phun mạnh vào thân, cành, ngọn và xung quanh gốc.
- Về phần xử lý vết bệnh tại gốc thân chính: Hòa tan thuốc đậm đặc theo tỉ lệ 20% ( 1 thuốc 5 nước) dùng cọ quét sơn hoặc bàn chải đánh răng quét bớt đi lớp nấm màu đen đang bám vào gốc, sau đó quét thuốc vào, 3 – 4 ngày sau quét tiếp bằng loại thuốc khác.
- Về phần xử lý rễ ở dưới đất: Nên dùng cần sục chuyên dụng để sục thuốc xuống đất nhằm đưa thuốc tới trực tiếp rễ tiêu để đảm bảo đủ lượng thuốc tiếp xúc trực tiếp với rễ tiêu, mỗi gốc xử lý bằng 3 – 4 lít thuốc đã pha.
     - Những gốc tiêu đã bị bệnh chết nhanh cũng nên xử lý 1 đến 2 lần thuốc như trên để diệt nguồn lây bệnh.
                                      
    4. Các chủ vườn cần tư vấn kỹ thuật và các việc khác liên quan đến sản xuất chăm sóc hồ  tiêu xin liên hệ số ĐT: 0914.150.570 hoặc 01682 979 285

Tác giả bài viết: Hiệp Hội Hồ Tiêu Chư Sê

Tổng số điểm của bài viết là: 40 trong 14 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
doan do - 02/03/2015 05:50
Bạn nên sử dụng sản phẩm Diệp lục của công ty K-link pha với nước phun đậm đặc lên cho tiêu điên xoăn lá, phục hồi rất hiệu quả. Chị Thanh ở IaKo -Chư Sê, Ông Thông ở Thị Trấn Chư Ty - Đức Cơ, Anh Dương ở Mang yang đã sử dụng và hiệu quả tốt. Bạn muốn tìm hiểu về sản phẩm, xin liên hệ số điện thoại 0947825063 - Mr.Hải..
Gia Lai Long - 20/12/2013 05:17
Vườn tiêu nhà con bị phát bệnh. đã sử dụng nhiều loại thuốc nhưng tình hình vẫn chết như bình thường. vậy có cách nào cho bệnh không tiếp tục phát tác không ạ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video media