20:29 ICT Thứ bảy, 21/12/2024

Đăng nhập

Thống kê chung

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 1928

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 48595

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5736301

Trang nhất » Hồ tiêu Chư Sê » Hồ tiêu Chư Sê

Hiểu đúng trung, vi lượng trong phân bón

Thứ sáu - 02/08/2013 14:46
hời gian gần đây, trên thị trường phân bón xuất hiện nhan nhản các sản phẩm NPK có ghi trên bao bì bổ sung các chất trung, vi lượng, mỗi nơi một phách. Nhằm hiểu rõ hơn về trung, vi lượng đối với cây trồng, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Hoàng Văn Tại (ảnh) - TGĐ Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển, đơn vị có truyền thống SX phân đa yếu tố từ hàng chục năm qua.
Thời gian gần đây, trên thị trường phân bón xuất hiện nhan nhản các sản phẩm NPK có ghi trên bao bì bổ sung các chất trung, vi lượng, mỗi nơi một phách. Nhằm hiểu rõ hơn về trung, vi lượng đối với cây trồng, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Hoàng Văn Tại (ảnh) - TGĐ Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển, đơn vị có truyền thống SX phân đa yếu tố từ hàng chục năm qua.

Xu hướng thế giới

-Là DN tiên phong trong việc ứng dụng KHKT bổ sung các chất trung, vi lượng vào phân bón, vậy lí do của Văn Điển là gì thưa ông?

Phân nung chảy Văn Điển chứa khoảng 15-19% P2O5, 28-34% SiO2, 28-32% CaO, 15-18% MgO và các chất vi lượng như Fe, Cu, Zn, Mn, Mo… Như vậy, bản thân lân nung chảy Văn Điển nó đã chứa đầy đủ các nguyên tố đa, trung, vi lượng. Người Nhật nghiên cứu từ năm 1951, đến năm 1961 họ đã có tài liệu về trung, vi lượng. Nếu như khoảng năm 1961 họ chỉ sử dụng khoảng 30% phân nung chảy, còn lại là supe photphat và những loại phân khác, đến năm 1971 họ đã sử dụng trên 70% phân nung chảy, loại bỏ hẳn supe lân. Xu hướng của thế giới hiện nay là không sử dụng supe lân nữa. Năm 1998, tổ chức Jica (Nhật Bản) sang VN khảo sát, một chuyên gia phân bón thế giới đã nói rằng: xu hướng của thế giới là rút dần rồi loại bỏ hẳn bởi supe lân gây chua đất do chỉ có lân và lưu huỳnh; nó tan tốt trong nước nên hiệu quả rất thấp (do bị rửa trôi và kim loại trong đất cố định).

-Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm phân bón có ghi ngoài bao bì, nhãn mác là có trung, vi lượng song không thấy ghi rõ thành phần hàm lượng bao nhiêu, cách dùng như thế nào cho đúng và đủ?

Theo khoa học nghiên cứu, đến bây giờ có khoảng 16 nguyên tố dinh dưỡng: Đa lượng gồm N, P, K; trung lượng gồm Si, Ca, Mg, S; vi lượng gồm Zn, Cu, Fe, Bo, Mn… Ở nước ngoài, người ta đã có các nghiên cứu để xác định số lượng các chất trung, vi lượng cần bón cho cây. Tuy nhiên, ở VN hầu như không có nghiên cứu về vấn đề này. Chúng ta vẫn đang loay hoay với việc sử dụng N, P, K bón với tỉ lệ nào cho phù hợp? Đôi khi, ngay cả các nhà khoa học cũng chưa có quyết định cụ thể nhưng nhiều người lại khuyên nông dân hãy trở thành những nhà thông thái (!?).

Hiện nay, để hiểu về trung, vi lượng chúng ta chủ yếu phải sử dụng tài liệu của nước ngoài. Ví dụ, ở ĐH Floria (Mỹ) đã nghiên cứu thấy lúa, mía, dứa… sử dụng rất nhiều silic. Chúng sử dụng silic gấp 3-4 lần đạm. Vai trò của silic rất quan trọng trong việc chống lại các bệnh như đạo ôn, héo đầu lá, đốm nâu, héo cổ bông. Silic tạo hợp chất hữu cơ giúp thành tế bào cây vững chắc chống lại sự mất nước, không bị tổn thương bởi kiến, nhện, rệp và các côn trùng chích hút, nhai cắn. Đồng thời, giúp cây cứng cáp, không bị đổ, lá đứng tăng khả năng quang hợp của cây cũng như hạn chế sự héo sinh lí của cây.

Magie là thành phần của diệp lục (diệp lục có chức năng quang hợp) nên nó là thành phần rất quan trọng, đồng thời magie giúp cây chống lại bệnh tật khi ở trong vùng đất bị nhiễm mặn. Canxi cũng tương tự như magie, nó giúp khử độ chua, nâng độ pH lên. Đất của chúng ta trên 80% là chua, cùng với việc bị rửa trôi, bị xâm nhập mặn, canh tác độc canh, bón lạm dụng phân hóa học… làm cho đất càng ngày càng chua. Nếu được sống trong môi trường thích hợp, cây có thể sử dụng dinh dưỡng ngay trong đất, khi thiếu nó mới cần bổ sung phân bón. Nhưng nếu môi trường không tốt, độ pH thấp quá, cây nằm trên dinh dưỡng nhưng cũng không lấy được dinh dưỡng để sinh trưởng.

-Thưa ông, vai trò của trung, vi lượng đã được nhiều nước chứng minh rồi, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng có đem lại hệ lụy gì không?

Cây cối cũng như con người, nếu dinh dưỡng được sử dụng đủ là tốt nhất, nếu lạm dụng nó, bón quá nhiều lại trở thành chất độc. Trung lượng, vi lượng cũng như đa lượng, nếu thiếu là không đủ dinh dưỡng nhưng thừa nó cũng gây ra bệnh tật. Ví dụ, đạm (N) bón quá nhiều lúa bị lốp, sâu bệnh, đạo ôn, khô vằn… Các chất khác cũng thế. Đa số các cây cần rất nhiều đạm ở giai đoạn đầu; giai đoạn giữa cần cả đạm, lân và kali; giai đoạn cuối lại cần nhiều kali hơn. Mình phải làm sao để biết đặc điểm sinh lí của cây, của đất để bón phân sao cho hợp lí, đúng mà đủ.

Tuy nhiên, gần đây do chính sách quản lí phân bón của chúng ta còn nhiều sơ hở nên đã có những biến tướng của việc SX phân bón, nhiều DN đang lợi dụng kẽ hở này. Định nghĩa phân bón và dinh dưỡng còn chưa hoàn chỉnh, rất chung chung. Người ta tính dinh dưỡng trong đạm bằng N tổng số. Vậy không khí chứa 78% nitơ có phải là phân bón không? Cát chứa nhiều silic nhưng cũng không ai gọi là phân silic. Ngay như quặng apatit có tới 32-33% P2O5 nhưng ta đâu thể bón trực tiếp, nếu bón trực tiếp cây sẽ chết. Trong đất sét có tới 60% SiO2 nhưng không thể trộn đất sét vào rồi nói phân có 60% silic được. Đặc biệt, các yếu tố vi lượng, nếu định lượng quá thấp nó chưa được gọi là phân bón, còn nếu nó quá cao lại là chất độc.

Văn Điển là DN đi đầu trong sản xuất phân bón đa yếu tố

Quản lí phân bón mơ hồ

-Có nghĩa là trong các văn bản, nghị định, quy định về phân bón của ta đang có rất nhiều lỗ hổng và rất bất cập phải không?

Thật ra, chúng ta có Nghị định, văn bản rất nhiều về phân bón nhưng nó rất mơ hồ. Như các đơn vị SX NPK bây giờ thường ghi thêm + TE. Quy định về nhãn mác của ta là không sử dụng tiếng Anh, nếu sử dụng tiếng Anh thì không được viết tắt và chữ tiếng Anh phải bé hơn chữ tiếng Việt. Từ TE (trace elements) là sử dụng tiếng Anh. Trace elements nghĩa là các nguyên tố có vết, chỉ có thể định tính, không thể định lượng, ở đây lại không cho biết rõ là nguyên tố gì, định lượng bao nhiêu và lại còn viết tắt, sai lớn so với quy định pháp luật, nhưng không hiểu vì sao vẫn được một vài người cổ súy.

Cái yếu nữa của ta là khâu phân tích. Các nguyên tố đa lượng đã sai số rất lớn rồi. Cùng một phòng thí nghiệm phân tích một mẫu cho ra các kết quả sai số 10%, thậm chí 20%. Sai sót ngay từ khâu lấy mẫu, rồi đến khâu phân tích. Đa lượng đã vậy rồi trung lượng, vi lượng càng sai số. Bây giờ, phân tích cả phân thật và phân giả đều cho những sai số rất lớn như vậy, không có cũng thành có. Đó là tác động của chính sách không rõ ràng, nó không khuyến khích được những người làm ăn chân chính lại không diệt được những người làm ăn gian lận.

-Ông có lời khuyên gì với người nông dân khi chọn mua phân bón?

Tôi có lời khuyên chân thành, đúc kết cho những người nông dân trong việc sử dụng phân bón như sau:

Thứ 1, không ham rẻ, khuyến mại cao vì đã là DN họ đều cần lợi nhuận, không ai cho không ai cái gì, dù là nhà nước hay tư nhân. Nếu rẻ mà lại khuyến mại lớn chỉ có thể là chất lượng thấp hoặc rởm giả. Thứ 2, không sính ngoại, ta đã chứng minh được dinh dưỡng ngoại hay nội đều giống nhau, trong khi phân bón ngoại lại đắt hơn. Thứ 3, không mua phân bón bị vón cục, đóng rắn cứng ngắc hoặc chảy nước vì chúng đã bị biến đổi chất lượng. Thứ 4, chọn mua các loại phân của các DN uy tín. Thứ 5, chọn phân bón chứa nhiều loại dinh dưỡng khác nhau. Thứ 6, chọn phân bón phù hợp với cây trồng và đất, ruộng chua ta phải dùng loại phân kiềm, nếu độ pH thấp không nên mua supe, DAP, SA… Thứ 7, chọn phân bón phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cây. Thứ 8, chọn loại phân phù hợp với đối tượng cây trồng, đất trồng. Thứ 9, chọn loại phân bón tan chậm trong đất để tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Thứ 10, chọn phân có giá thành 1% đơn vị dinh dưỡng thấp nhất (chia giá thành 1kg phân bón cho tổng % dinh dưỡng ghi trên bao bì). Nếu DN uy tín mà bán phân bón đắt, hưởng nhiều lãi quá ta cũng không nên mua.

“Chúng ta nói nhiều đến những đặc sản của địa phương như gạo Séng Cù, nếp Tú Lệ, nếp nương Điện Biên, chè Tân Cương… ngoài việc có giống tốt còn là do đất ở những nơi đó có các nguyên tố trung vi lượng phù hợp, đặc thù nên chúng có hương vị riêng.

Tuy nhiên, nếu ta cứ lạm dụng đến một lúc nào đó chúng sẽ không còn các đặc sản đó nữa vì các chất đó bị sử dụng hết mà không được bổ sung. Cty Phân bón Văn Điển chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu bổ sung những chất đất hiếm đó để duy trì hương vị đang có và tạo ra ở những vùng khác hương vị ngon tương tự”. (Theo ông Hoàng Văn Tại.)

Nguồn Nguyên Huân (Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video media