15:35 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Đăng nhập

Thống kê chung

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 347

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 41065

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5105629

Trang nhất » Tin tức » Tin tức

Chung tay thúc đẩy chuỗi giá trị lúa gạo bền vững

Thứ ba - 04/03/2014 19:46
Nhằm giúp người nông dân về vốn, kỹ thuật canh tác và chủ động trong việc tìm đầu ra cho nông sản từ đó phát triển theo chuỗi giá trị bền vững, Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang (AGPPS) trong hơn 3 năm qua đã triển khai mô hình “Cánh đồng Lớn”. ÔngHuỳnh Văn Thòn (ảnh bên), Anh Hùng Lao Động, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc AGPPS đã có cuộc trao đổi với Thời báo Ngân hàng xung quanh vấn đề này. Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CTCP Bảo vệ Thực vật An Giang (AGPPS) Ông có thể cho biết một số ý kiến nhìn lại hiệu quả của mô hình Cánh đồng lớn mà AGPPS triển khai hơn 3 năm qua?- AGPPS là một công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hơn 20 năm nay. Trải qua những năm tháng gắn bó với bà con nông dân, chúng tôi thấu hiểu nỗi vất vả to lớn và những khó khăn bức thiết của bà con mình trong bối cảnh hiện nay. Mô hình Cánh đồng lớn được hình thành sau nhiều năm gắn bó với bà con nông dân.Đầu vụ Đông Xuân 2006 – 2007 trước hiểm họa của dịch rầy nâu lan truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, AGPPS đã thực hiện chương trình “Cùng nông dân ra đồng – CNDRĐ” trên nhiều tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Riêng năm 2006 chương trình triển khai ở 146 điểm tại các tỉnh Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh và Sóc Trăng. Đến Đông Xuân 2007 – 2008 phát triển lên 1007 điểm (quy mô từ 1.000 m2 đến 1-2 ha) và 14 mô hình trên tổng diện tích 1800 ha với sự tham gia nhiệt tình của hơn 1.800 hộ nông dân thuộc các tỉnh ĐBSCL và tỉnh Tây Ninh. Đây cũng chính là cột mốc đánh dấu sự ra đời của Lực lượng 3 Cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) - lực lượng nòng cốt để triển khai thực hiện Mô hình Cánh đồng Lớn nhằm mục tiêu xây dựng Chuỗi giá trị lúa gạo của AGPPS hiện nay. Từ 12 kỹ sư 3 Cùng đầu tiên, đến nay chương trình CNDRĐ đã có hơn 1.000 kỹ sư đang có mặt trực tiếp tại 12.000 điểm, mô hình trên đồng ruộng để cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân. Thông qua các kỹ sư trẻ này, nông dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao kỹ thuật canh tác và nâng cao được năng suất, chất lượng nông sản, từ đó nâng cao thu nhập.Từ những nền tảng này, năm 2010, AGPPS bắt tay thực hiện “Chuỗi sản xuất lúa gạo theo quy trình bền vững” thông qua mô hình “Cánh đồng Lớn”. Từ chỗ thiếu vốn, thiếu kỹ thuật canh tác và luôn bị động trong việc tìm đầu ra cho nông sản, nông dân đã có được thế chủ động trong sản xuất. Cụ thể, công ty đã xây dựng vùng nguyên liệu, ký hợp đồng bao tiêu lúa tươi với bà con nông dân. Nông dân được cung ứng giống, thuốc, phân bón với lãi suất 0% suốt vụ, được hỗ trợ miễn phí các khoản bao bì, vận chuyển, sấy và bao tiêu lúa theo giá thị trường. Nếu giá lúa chưa ưng ý, bà con có thể gửi trong kho 30 - 60 ngày không tính phí lưu kho. Nông dân cũng được hướng dẫn ghi chép sổ nhật ký đồng ruộng để hạch toán chi phí sản xuất, đồng thời giúp truy xuất được nguồn gốc, yếu tố then chốt để nâng cao giá trị thương hiệu gạo khi ra thị trường."3 Cùng" giúp bà con nông dân nâng cao năng suất, chất lượng và lợi nhuậnCụ thể, những hỗ trợ như vậy đã đem lại lợi ích kinh tế thế nào cho bà con nông dân, thưa ông?- Với những sự hỗ trợ này, nông dân hợp đồng được hưởng lợi 83 đồng/kg lúa cho việc không tính lãi suất ngân hàng vật tư ứng trước, 40 đồng/kg cho việc chuyển giao quy trình, kiểm soát quá trình canh tác,100 đồng/kg lúa cho bốc xếp vận chuyển về nhà máy, 579 đồng/kg lúa cho sấy miễn phí và 150 đồng/kg cho lưu kho 30 - 60 ngày… Tổng cộng người dân hợp tác được hưởng lợi hơn 962 đồng/kg lúa sản xuất ra. Hạt gạo làm ra có giá thành hạ, nhưng chất lượng cao hơn. Mỗi một giống lúa được thu hoạch riêng từ một vùng địa lý có địa chỉ cụ thể nên hạt gạo sản xuất ra là sản phẩm của một giống lúa nhất định chứ không lẫn tạp và đảm bảo có thương hiệu.Trong một nghiên cứu gần đây của Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành thực hiện, kết quả cho thấy nông dân tham gia mô hình có tổng thu đạt 43,56 triệu đồng/ha với năng suất lúa bình quân 6,72 tấn/ha và giá bán bình quân 6.460 đồng/kg. Giá thành 1 kg lúa 2.863 đồng, lợi nhuận bình quân đạt 24,91 triệu đồng/ha; tỷ lệ lợi nhuận trên tổng thu trung bình đạt 56%.Để tiêu thụ lúa của bà con nông dân, AGPPS đã xây dựng 5 nhà máy gạo tại Vĩnh Bình, Thoại Sơn (An Giang), Vĩnh Hưng (Long An), Tân Hồng (Đồng Tháp), Hồng Dân (Bạc Liêu). Dự kiến đến năm 2018, công ty sẽ hoàn thành 12 nhà máy, mỗi nhà máy có công suất 200.000 tấn/năm với tổng diện tích vùng nguyên liệu 360.000 ha.AGPPS thực sự kỳ vọng, chuỗi giá trị lúa gạo sẽ giúp nâng cao vị thế của người nông dân, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của các hộ nông dân và xây dựng được thương hiệu lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.Việc AGPPS gần đây ký với Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam thỏa thuận tài trợ thương mại 70 triệu USD có ý nghĩa thế nào trong việc tiếp tục thúc đẩy sự thành công của mô hình này?- Đây là một sự cổ vũ, động viên quý giá đối với AGPPS. Có nhiều tổ chức tài chính cũng cam kết hỗ trợ AGPPS nhưng Standard Chartered đã thể hiện sự tích cực và cam kết gắn bó lâu dài, bền vững với chiến lược chuỗi giá trị và hướng đến người nông dân của chúng tôi. Trước khi quyết định tài trợ, Standard Chartered đã cử nhiều chuyên gia đến tìm hiểu và đánh giá hiệu quả của mô hình Cánh đồng lớn. Quyết định hợp tác đầu tư của họ là một điều mà AGPPS chúng tôi đánh giá rất cao.Vậy AGPPS có kế hoạch sử dụng nguồn vốn này như thế nào để tăng hiệu quả của mô hình trên?- Nguồn vốn này sẽ tiếp tục được dùng để xây dựng các vùng nguyên liệu và các nhà máy trong thời gian sắp tới. Đầu tư cho vùng nguyên liệu cũng có nghĩa là đầu tư trực tiếp cho người nông dân, không ai khác chính bà con nông dân tham gia và chuỗi sản xuất lúa gạo sẽ được hưởng lợi từ nguồn vốn này.Điều mà AGPPS cần và kỳ vọng khi các đối tác nước ngoài (như Standard Chartered Việt Nam) hợp tác, hỗ trợ vốn cho AGPPS là gì?- Việc ký kết gói tài chính với Standard Chartered giúp đảm bảo tài chính kịp thời cho sự phát triển doanh nghiệp lúa gạo, thuốc bảo vệ thực vật và kinh doanh hạt giống của AGPPS tại Việt Nam và Đông Nam Á. Hơn thế, thông qua hợp tác này, Standard Chartered sẽ thúc đẩy khả năng cấu trúc sáng tạo và xây dựng đầy đủ bộ sản phẩm tiêu chuẩn để cung cấp các giải pháp thích hợp cho AGPPS kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tài trợ ngắn và trung hạn. Đơn cử như tài trợ trước xuất khẩu, tài trợ thu hồi, tài trợ liên quan đến dự án, mở rộng mạng lưới khách hàng quốc tế... Với kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực tài trợ nông nghiệp, Standard Chartered đã cam kết hỗ trợ AGPPS sâu rộng trong việc kết nối với các thị trường lớn trên phạm vi toàn cầu. Tôi cho rằng điều này thực sự có ý nghĩa và đáng giá đối với hàng chục ngàn hộ nông dân Việt Nam đang tham gia xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hiện nay.Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.

Tác giả bài viết: Đỗ Lê

Nguồn tin: Thời báo ngân hàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video media