22:57 ICT Thứ ba, 03/12/2024

Đăng nhập

Thống kê chung

Đang truy cậpĐang truy cập : 11


Hôm nayHôm nay : 2219

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5275

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5692981

Trang nhất » Tin tức » Trang chủ

Tiêu đen Bà Rịa – Vũng Tàu được bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Thứ năm - 22/03/2018 15:27
Nông dân thu hoạch hồ tiêu ở xã Suối Rao, huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nông dân thu hoạch hồ tiêu ở xã Suối Rao, huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong sáu tỉnh sản xuất hồ tiêu lớn nhất của cả nước.
Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00064 cho sản phẩm hạt tiêu đen Bà Rịa – Vũng Tàu nổi tiếng. Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.

Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong sáu tỉnh sản xuất hồ tiêu lớn nhất của cả nước. Đặc điểm cảm quan của hạt tiêu đen Bà Rịa – Vũng Tàu là quả khô nguyên hạt, hạt có màu nâu, màu xám, màu đen, mùi thơm và vị cay nồng. Hạt tiêu đen Bà Rịa – Vũng Tàu có đặc điểm hạt to, đường kính hạt 3,2 – 5,8 mm. Vỏ hạt tiêu đen Bà Rịa – Vũng Tàu mỏng, độ dày vỏ hạt 92,7 – 157,7 µm…

Những tính chất, chất lượng đặc thù của hạt tiêu đen Bà Rịa – Vũng Tàu có được là do điều kiện địa lý tự nhiên của khu vực địa lý và kinh nghiệm canh tác của người dân.

Do vị trí địa lý giáp biển nên khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu ôn hòa, mát mẻ, xen kẽ mưa nắng, trong những ngày mùa khô vẫn có những trận mưa trái mùa. Khu vực địa lý có nền nhiệt độ cùng độ ẩm không khí cao và ổn định, mùa khô không khắc nghiệt, chế độ mưa phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây hồ tiêu. Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong khu vực ít bão nên không gây nghiêng, đổ trụ tiêu, ảnh hưởng đến mùa vụ. Chế độ gió của vùng duyên hải ven biển với gió đất – gió biển thổi thường xuyên theo chu kỳ ngày đêm cộng với nền nhiệt cao đã tác động làm mất nước liên tục, tạo cho sản phẩm hạt tiêu Bà Rịa – Vũng Tàu có độ săn chắc, vỏ mỏng hơn các vùng khác.

Đất bazan ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có đặc tính khác với đất bazan trồng tiêu huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, huyện Cư Kuin và huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk, huyện Phước Long, Lộc Ninh, Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông bởi đất bazan của các huyện kể trên ở gần các miệng núi lửa, nham thạch giàu khoáng sét, tầng đất dày. Đất bazan của bốn huyện và TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì tiềm tàng cao. Tuy nhiên, do tầng phong hóa ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mỏng hơn so với tầng phong hóa ở các tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Bình Phước, Đăk Nông nên năng suất hồ tiêu ở Bà Rịa – Vũng Tàu trồng thấp hơn các địa phương trên.

Khu vực địa lý trồng tiêu đen bao gồm: Xã Kim Long, xã Bàu Chinh, xã Quảng Thành, xã Bình Trung, xã Bình Giã, xã Láng Lớn, xã Xuân Sơn, xã Đá Bạc, xã Bình Ba, xã Sơn Bình, xã Xà Bang, xã Suối Rao, xã Cù Bị, thị trấn Ngãi Giao thuộc huyện Châu Đức; xã Xuyên Mộc, xã Hòa Hiệp, xã Bàu Lâm, xã Hòa Bình, xã Hòa Hội, xã Hòa Hưng, xã Tân Lâm thuộc huyện Xuyên Mộc; xã Sông Xoài, xã Hắc Dịch thuộc huyện Tân Thành; xã Long Tân thuộc huyện Đất Đỏ; xã Long Phước thuộc TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Nguồn tin: Quang Huy (báo Pháp Luật tpHCM)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video media