•Thống kê chungĐang truy cập : 4 Hôm nay : 2171 Tháng hiện tại : 5227 Tổng lượt truy cập : 5692933 |
» Tin tức » Trang chủPhát triển bền vững hồ tiêu Gio LinhThứ ba - 19/11/2013 01:46
Cây hồ tiêu ở miền Tây huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đang giúp nông dân có thu nhập ổn định ở mức cao. Hiện giá 1 kg hồ tiêu khô lên đến 130.000 đồng. 1 sào (500 m2) thu hoạch gần 2 tạ tiêu khô. Hồ tiêu ở đây được đánh giá có chất lượng tốt nhất nước, hạt chắc, thơm và cay.
Giá trị gấp vài chục lần trồng lúaNhững diện tích hồ tiêu này phần lớn được các nông dân trồng ở vườn nhà. Anh Nguyễn Văn Luyện ở làng An Hướng là người trồng tiêu nhiều nhất xã Gio An. Vườn tiêu của anh rộng 1 ha, vụ này tiêu mất mùa, thu hoạch chỉ có hơn 1 tấn tiêu khô, bán được gần 150 triệu đồng. Những năm trước vườn tiêu của anh Luyện đạt năng suất từ 2 - 2,5 tấn tiêu khô. Trò chuyện về kỹ năng làm vườn, anh Luyện nói mình chưa thoả mãn với năng suất vườn tiêu. Trước đây do kinh tế khó khăn nên anh chưa đầu tư một cách bài bản cho vườn tiêu khi mới trồng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất sau này. Nếu ngay ban đầu chú trọng đến giống và cây choái làm trụ vững vàng cho tiêu leo thì năng suất sẽ cao hơn nhiều. Người có vườn tiêu tốt nhất xã Gio An là ông Lê Phước Hoạch ở làng An Nha. Ông Hoạch cho biết vườn tiêu của ông rộng 6 sào. Từ năm thứ 3 cây tiêu đã cho quả bói, đến năm thứ 5 thì năng suất hàng năm bắt đầu nhiều hơn. Trong vườn tiêu của ông Hoạch có nhiều cây cho thu hoạch suốt 30 năm nay. Là người chăm sóc vườn cây bài bản, tỉ mỉ nên năng suất vườn tiêu của ông Hoạch luôn gần mức 2 tấn /ha. Vụ này ông thu hoạch gần 1,2 tấn, với giá thị trường hiện tại đạt 150 triệu đồng. Ông Hoạch so sánh 1 ha lúa năng suất trung bình 4 tấn/năm, bán được 24 triệu đồng.Trong lúc đó chỉ cần 6 sào trồng tiêu, mỗi năm thu về 150 triệu đồng, trừ đi 10% chi phí phân bón và thuốc trừ sâu bệnh, còn lại nhà vườn lãi đậm. Ngoài xã Gio An, các xã Gio Sơn, Gio Hoà, Hải Thái, Gio Bình, Linh Thượng, Linh Hải... đều trồng tiêu rất tốt. Bây giờ đang vào vụ trồng mới, bà con ráo riết làm đất. Ông Nguyễn Hoàng ở xã Hải Thái cho biết trung bình 1 sào đất trồng được 80 cây tiêu. Giá đầu tư mỗi cây tiêu (gồm cây choái tươi và hom giống tiêu, phân bón) khoảng 200.000 đồng thì mỗi sào tiêu trồng mới, ngoài tiền mua đất, cần đầu tư thêm từ 16 - 20 triệu đồng. Nếu chăm sóc tốt đúng kỹ thuật, 3 năm sau cây tiêu sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên. Những năm gần đây tín hiệu thị trường thế giới và trong nước cho thấy tiêu khô có mức giá ổn định nên bà con nông dân miền Tây Gio Linh đang tập trung đầu tư có chiều sâu cho cây tiêu. Phát triển gần 1.000 ha Ông Trần Ngọc Lân, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh rất trăn trở với việc phát triển cây tiêu ở vùng miền Tây này. Ông Lân cho biết hồ tiêu là cây truyền thống, nhiều nông dân đã làm giàu từ hồ tiêu. Nghị Quyết 03 của Huyện uỷ Gio Linh cũng chỉ rõ phát triển mạnh cây hồ tiêu để thúc đẩy miền Tây thành vùng kinh tế tiềm năng của huyện. Theo ông Lân, miền Tây Gio Linh hiện có gần 400 ha tiêu. Năng suất bình quân đạt hơn 1,5 tấn /ha. Sản phẩm hồ tiêu chủ yếu xuất khẩu. Chỉ cần ổn định ở mức giá 100.000 đồng/kg hồ tiêu khô, người trồng hồ tiêu có lãi rất cao so với một số cây trồng truyền thống khác trên cùng diện tích đất canh tác. Lợi thế của huyện Gio Linh có điều kiện phát triển cây hồ tiêu với đất đỏ bazan màu mỡ, được phân bố tập trung ở địa hình bằng phẳng, gần khu dân cư. Theo kết quả điều tra đánh giá phân hạng tài nguyên đất tỉnh Quảng Trị của Viện Quy hoạch & thiết kế nông nghiệp, mức độ thích nghi nhất để trồng cây hồ tiêu được phân bố ở miền Tây huyện Gio Linh, thị trấn Khe Sanh (huyện Hướng Hóa), vùng Cùa (huyện Cam Lộ) và huyện Vĩnh Linh. Kết quả đánh giá đất đai và từ thực tế thị trường chỉ ra các xã Gio An, Gio Sơn và Hải Thái, Gio Hoà, Linh Hải của huyện Gio Linh có mức độ thích nghi đối với hồ tiêu là cao nhất, cây cho hạt có chất lượng tốt nhất. Huyện Gio Linh định hướng đến năm 2015, diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn phát triển đạt hơn 600 ha, đến năm 2020 diện tích này lên gần 1.000 ha. Tuy nhiên, cũng giống nhiều loại cây khác, cây hồ tiêu không thoát khỏi một số bệnh gây hại, đặc biệt là bệnh thối gốc, rễ do nấm phytopthra gây ra. Do vậy, huyện giao Phòng NN-PTNT và Trạm BVTV tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật trồng, phòng trừ sâu bệnh, xây dựng nhiều mô hình vườn giống tiêu an toàn. Huyện cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị có chính sách hỗ trợ, giúp những hộ có vườn tiêu bị bệnh tháo gỡ khó khăn trong SX. Cụ thể, đối với các hộ có vay vốn ngân hàng trồng tiêu, đề nghị ngân hàng cho khoanh nợ hoặc giãn nợ để nông dân có điều kiện tập trung chăm sóc vườn.
Tác giả bài viết: NNVN Nguồn tin: Theo NNVN. Những tin mới hơn Những tin cũ hơn |