•Thống kê chungĐang truy cập : 3 Hôm nay : 2295 Tháng hiện tại : 21997 Tổng lượt truy cập : 5581442 |
» Tin tức » Trang chủNhãn mác thuốc BVTV: Quá lộn xộn!Thứ tư - 02/10/2013 22:31
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều nhãn mác thuốc BVTV ghi không đúng danh mục đăng ký, ghi “nổ” vượt đối tượng phòng trừ, các cơ quan chức năng càng phạt càng tồn tại bởi mức xử phạt quá nhẹ chưa đủ sức răn đe...
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều nhãn mác thuốc BVTV ghi không đúng danh mục đăng ký, ghi “nổ” vượt đối tượng phòng trừ, các cơ quan chức năng càng phạt càng tồn tại bởi mức xử phạt quá nhẹ chưa đủ sức răn đe...
Ông Đào Văn Toàn, Chi cục phó BVTV tỉnh Lâm Đồng cho hay, kiểm tra việc vi phạm qui định ghi nhãn hàng hóa của các doanh nghiệp SX thuốc BVTV ở các đại lý rất khó, bởi trong danh mục có đến trên 3.000 sản phẩm thuốc sâu, thuốc bệnh... nên phải căng mắt ra để đọc đối chiếu nội dung đăng ký trong danh mục và nội dung quảng cáo ghi trên bao bì. “Khi kiểm tra thì hầu hết các DN đều vi phạm về nhãn mác, ghi sai nội dung đã đăng ký, ghi thêm đối tượng phòng trừ với mục đích bán được hàng. Thế nên, nhiều loại thuốc trong đăng ký chỉ có trừ sâu, trừ bệnh trên cây lúa nhưng ngoài bao bì ghi thêm đối tượng phòng trừ cả cây cà phê, rau quả để mang lên vùng cao nguyên bán”, ông Toàn nói. Theo số liệu thống kê của Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng, trong 9 tháng năm 2013 đã phát hiện có 8 công ty với 14 sản phẩm ghi sai nhãn hàng hóa, đó là Cty TNHH Mùa Vàng có thuốc Mishin Gold 250 WP; Cty TNHH CNSH Điền Trang có Bio Azadi 0,3SL; Cty TNHH Tùng Dương có thuốc Footsure 55EC; Cty TNHH VTNN Tây nguyên xanh có thuốc Secsorun 100SC; Cty CP Nông Việt có Secsorun 100 EC; Cty TNHH Zenca Ag VN có 2 sản phẩm là Cornil 500SC và Shepemec 666EC; Cty CP Nông nghiệp VN có đến 4 sản phẩm là Happyend 30EC, Duca 500EC, Cacpenjin 600WP và Afeno30WP; còn Cty CP Vật tư NN Hoàng Nông có 3 sản phẩm là Actatac 300EC, Scogold 300EC, Ridoxanil 750WP. Chẳng hạn, thuốc Mishin Gold 250 WP (22.000 đ/gói) có hoạt chất là Dinotefuran 200g/kg+Tebufenozide 50g/kg đăng ký trong danh mục chỉ phòng trừ rầy nâu hại lúa nhưng ngoài nhãn mác lại “nổ” là trị cả bọ trĩ/xoài, cam; bọ trĩ, bọ phấn/dưa hấu, cà chua. Tương tự, thuốc Duca 500EC (105.000 đ/chai) có hoạt chất là Chlorpyrifos Ethyl 480g/l+Imidacloprid 20g/l đăng ký trong danh mục là chuyên trị rầy nâu trên cây lúa, nhưng quảng cáo trên nhãn mác là trị cả rệp muội, rệp sáp, mọt đục cành trên cây cà phê (!?)... Ngày 1/10, làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Bá Tùng, phụ trách công tác thanh tra Chi cục BVTV tỉnh Đồng Nai cho xem hàng loạt doanh nghiệp đang nằm trong diện Chi cục xử lý về hành vi ghi sai nội dung đã đăng ký, ghi vượt đối tượng phòng trừ. Cụ thể, Cty TNHH Agrimatco với thuốc Dimecide 40EC; Cty TNHH TM-DV Quỳnh Giao với thuốc Unitox 6EC; Cty thuốc BVTV Bông sen vàng với sản phẩm Novaba 68ND; Cty MVD Agrochem với Calivil 55EC; Cty ADC với Nokaph 20EC; Cty CP đầu tư và phát triển NN ADI với Destruc 800 WP; Cty CP Châu Á Thái Bình Dương với 2 sản phẩm là Emacimec 40.2EC và NingnaStar 80SL... “Qui định xử phạt trong lĩnh vực thuốc và kiểm dịch thực vật theo Nghị định Chính phủ ngày 19/3/2003 là xử phạt một hành vi ghi sai nhãn thuốc BVTV tối đa 4 triệu đồng, có trường hợp một doanh nghiệp có đến 3-4 sản phẩm thuốc ghi sai nhãn nhưng do chỉ phạt một hành vi nên không đủ sức răn đe. Hôm trước xử phạt hôm sau lại tái phạm”, ông Tùng nói. Tại Chi cục BVTV tỉnh Bình Thuận, theo ông Trần Minh Tiến (Chi cục trưởng), hiện Chi cục đã mời 9 công ty có hành vi vi phạm nhãn lên làm việc, đó là Cty CP Nông Việt với 2 sản phẩm NoviNano 55WP và NoviStar 360WP; Cty CP Khoa học công nghệ Châu Mỹ với Zimvil 720WP; Cty Agrosta với Chlorusa 750EC; Cty CP Atlanta Thụy Sĩ với Altista 560SC; Cty TNHH thuốc BVTV Bông Sen Vàng có Novaba 68WP; Cty TNHH Nam Bắc có Overagon 695EC; Cty TNHH thương mại Thái Nông (Avalin 5SL); Cty CP Nông nghiệp VN (Cacpenjin). Trong đó, đáng chú ý là Cty TNHH thuốc BVTV Bông Sen Vàng đều bị “dính” vi phạm ghi sai nhãn ở cả hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận, còn Cty CP Nông Việt thì ở tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Ông Tiến nhận định, thuốc BVTV của một số doanh nghiệp ghi thêm đối tượng phòng trừ đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt có một số công ty vi phạm nhãn mác trước đây đã bị Chi cục xử phạt nay vẫn tiếp tục tái phạm. Liệu việc nông dân sử dụng thuốc BVTV của các DN không đúng như đăng ký trong danh mục, thay vì chuyên trị rầy nâu hại lúa, nhưng lại mang “trị rệp” trên cây công nghiệp thì có ảnh hưởng gì đến hiệu quả phòng trừ không? Ông Đào Văn Toàn cho hay, việc phòng trừ “vượt đối tượng” như thế, từ trước đến nay chưa thể đánh giá được.
Tác giả bài viết: Đỗ Quyên Nguồn tin: Nongnghiep.vn Những tin mới hơn Những tin cũ hơn |