08:56 EDT Thứ sáu, 29/03/2024

Đăng nhập

Thống kê chung

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 2778

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 61502

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5126066

Trang nhất » Tin tức » Tin tức

Khác biệt giữa NPK 3 màu và NPK 1 hạt

Chủ nhật - 15/12/2013 01:36
Khác biệt giữa NPK 3 màu và NPK 1 hạt

Khác biệt giữa NPK 3 màu và NPK 1 hạt

Hiện trên thị trường vật tư nông nghiệp, người nông dân đã quen thuộc với các loại phân bón NPK hỗn hợp 3 màu và NPK phức hợp 1 hạt. Tuy nhiên, giữa 2 dạng phân bón này cần chú ý một số đặc điểm khi sử dụng.

NPK 3 màu là loại phân bón hỗn hợp mà trong đó các hạt nguyên liệu phân đơn được phối trộn lại với nhau; mỗi hạt chỉ chứa 1 hoặc 2 nguyên tố đa lượng cần thiết cho cây trồng. Ví dụ urê hạt đục có màu trắng đục chỉ đại diện cho thành phần đạm Nitrogen (N) tổng số 46%, kali hạt có màu đỏ sẫm đại diện cho thành phần kali tổng số (K2O) 60%, hạt DAP có màu đen hoặc xanh, hoặc nâu... đại diện cho thành phần đạm N (18%) và lân (P2O5) 46%...

Ngoài ra còn 1 số hạt khác có hoặc không có thành phần đạm, lân, kali khác nhau (nhà SX trong nước gọi là hạt bán thành phẩm). Tùy thuộc vào chỉ tiêu công bố hàm lượng N-P-K trên bao bì, nhà SX phối trộn các hạt trên theo các công thức hợp lý để tạo nên sản phẩm.

Điều chú ý ở đây là tỷ trọng các hạt phân đơn trên có khác nhau (tỷ trọng là tỷ số trọng lượng của 1 khối vật chất chia cho trọng lượng của 1 khối nước cùng thể tích). Ví dụ hạt đạm urê đục là 0,7 (700 kg/m3), kali hạt là 1 (1 tấn/m3), DAP hạt xanh 0,9 (900 kg/m3)…

Các hạt có trọng lượng khác nhau tuy được phối trộn đều trước khi đóng bao thành phẩm phân bón NPK hỗn hợp 3 màu, nhưng trong quá trình nhập kho, vận chuyển từ nhà SX qua khâu phân phối các đại lý cấp 1, 2 đến người nông dân sẽ có sự phân lớp trọng lực nhất định bởi sự khác nhau trên.

Hạt nhẹ, cỡ hạt to sẽ trồi trên miệng bao; hạt nặng, cỡ hạt nhỏ sẽ dồn xuống đáy bao. Vì vậy các thành phần đạm, lân, kali trong từng vị trí của bao phân có sự thay đổi so với hàm lượng công bố bên ngoài bao phân.

Khi sử dụng nông dân cố gắng mua nguyên bao, trộn đều bằng tay trước khi dùng, hạn chế việc mua phân lẻ dễ rơi vào tình trạng sai lệch hàm lượng (thường trên miệng bao phân bố nhiều hạt urê đục do nhẹ hơn các hạt khác. Nếu bón đòng cho lúa ta cần loại phân nhiều kali nhưng kali vốn nặng hơn nên thường dồn dưới đáy bao).

NPK 1 hạt là loại phân phức hợp (phân phức hợp chứa từ 2 hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng). Trong mỗi viên phân đều chứa đủ các thành phần đa lượng NPK theo bao bì công bố. Nhà SX có nhiều phương pháp để cấu thành dạng phân này. Khi đó các thành phần nguyên tố dinh dưỡng NPK được trộn đều, hóa lỏng hay hóa hợp để qua công nghệ SX khác tạo hạt lại thành những viên phân đồng nhất, tỷ lệ hàm lượng NPK của các viên phân đều bằng nhau, do vậy không xảy ra tình trạng phân lớp trong bao bì.

Như vậy phân bón NPK phức hợp 1 hạt giải quyết được sự thay đổi tỷ lệ hàm lượng so với phân hỗn hợp 3 màu. Sử dụng phân bón NPK phức hợp 1 hạt giúp cho rễ cây hút đồng đều các yếu tố dinh dưỡng, không gây ra sự mất cân đối cục bộ hoặc thiếu hụt nhất thời

Hiện nay, Công ty Cổ phần Phân bón & dịch vụ tổng hợp Bình Định (Biffa - Địa chỉ: Quốc lộ 1A, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đầu tư thiết bị công nghệ SX phân bón NPK 1 hạt bằng công nghệ tạo hạt hơi nước, công suất 50.000 tấn/năm.

 

Bón phân cân đối là một giải pháp dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển ổn định, sinh trưởng khỏe, không những giữ vững năng suất mà còn hạn chế được bệnh hại cây trồng, tiết kiệm chi phí SX và nâng cao hiệu quả cho người nông dân.

Nguồn tin: Nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video media