07:12 EST Thứ bảy, 21/12/2024

Đăng nhập

Thống kê chung

Đang truy cậpĐang truy cập : 25


Hôm nayHôm nay : 1714

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 48381

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5736087

Trang nhất » Tin tức » Tin tức

Đặc điểm của nhóm thuốc trừ sâu

Thứ tư - 11/12/2013 21:56
Đặc điểm của nhóm thuốc trừ sâu

Đặc điểm của nhóm thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu được sử dụng để phòng trừ các loại sâu hại cây trồng trên đồng ruộng, nông sản trong kho. Một số ít thuốc trừ sâu cũng có tác dụng phòng trừ nhện đỏ hại cây.
Thuốc trừ sâu được sử dụng để phòng trừ các loại sâu hại cây trồng trên đồng ruộng, nông sản trong kho. Một số ít thuốc trừ sâu cũng có tác dụng phòng trừ  nhện đỏ hại cây.

Tác động của thuốc trừ sâu đến sâu hại

Thuốc trừ sâu có thể tác động đến sâu hại theo nhiều cách khác nhau:

+ Tác động đến đường ruột, còn gọi là tác động vị độc: Thuốc sâu được phun, rải trên lá, thân cây,… khi sâu ăn thuốc cùng thức ăn (lá cây, vỏ thân cây,…) xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá của sâu rồi gây độc cho sâu hại.

+ Tác động tiếp xúc: Khi phun xịt thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn trùng di chuyển trên thân lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da đi vào bên trong cơ thể rồi gây độc cho sâu hại.

+ Tác động xông hơi: Thuốc ở thể khí (hoặc thuốc ở thể lỏng hay thể rắn nhưng có khả năng bay hơi ở điều kiện thường, chuyển sang thể khí) xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua các lỗ  thở (qua đường hô hấp) rồi gây độc hại.

+ Tác động thấm sâu: Sau khi thuốc BVTV được phun lên mặt lá, lên thân cây, thuốc có khả năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt được những sâu hại ẩn náu trong mô cây. (ví dụ: Sâu non của sâu vẽ bùa hại lá cam quýt).

+ Tác động nội hấp (hay lưu dẫn): Thuốc BVTV được phun lên cây hoặc tưới, bón vào gốc; thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong, dịch chuyển đến các bộ phận khác của cây, gây độc cho những loại sâu chích hút nhựa cây.

Những thuốc trừ sâu có tác động thấm sâu hay lưu dẫn sau khi phun lên lá được > 6 giờ nếu có gặp mưa ít bị rửa trôi, do thuốc đã có đủ thời gian xâm nhập  vào bên trong thân, lá.

+ Tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn phải những bộ phận của cây có nhiễm thuốc có tác động gây ngán thì đã ngừng ngay, không ăn. Sau cùng sâu sẽ chết vì đói.

+ Tác động xua đuổi: Thuốc sâu hại phải di dời ra xa các bộ phận có phun xịt thuốc, do vậy không gây hại được cho cây.

Đặc điểm chung của các thuốc trừ sâu

- Đa số những thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp đều là những chất hữu cơ tổng hợp :

Thuốc trừ sâu lân hữu cơ, thuốc trừ sâu Pyrethroid (Cúc trừ sâu tổng hợp), thuốc điều hoà sinh trưởng côn trùng, (như Atabron, Nomolt…), thuốc trừ sâu Cacbamat, và các hợp chất hữu cơ khác (Padan, Trebon, Confidor, Regent,…).

Một số loại thuốc trừ sâu không phải là những hợp chất hoá học do con người tổng hợp ra, chúng là những chế phẩm chứa những vi sinh vật hoặc những độc tố do vi sinh vật tạo ra có tác dụng trừ sâu: Bacterine, Xentari, NPV, Beauverine,…

Ngoài ra có một số thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật: Fortenone (Rotenone) chế từ rễ cây ruốc cá, thuốc trừ sâu Nimbecidine chế từ hạt cây Neem (xoan ấn độ).

-Thuốc trừ sâu thường tác động đến sâu hại ở giai đoạn sâu non (ấu trùng). Sâu non ở tuổi càng nhỏ càng dễ mẫn cảm với thuốc, dễ bị thuốc gây độc. Trưởng thành của nhiều loại sâu hại cũng dễ bị thuốc gây độc (rầy nâu, bọ xít, bọ cánh cứng,…).

- Thuốc trừ sâu thường ít có hiệu quả đối với giai đoạn nhộng. Đa số các thuốc trừ sâu tổng hợp hữu cơ tác động đến hệ thần kinh côn trùng, có tác động tiếp xúc, vị độc, và cả xông hơi, diệt côn trùng tương đối nhanh: Thuốc trừ sâu lân hữu cơ, Cacbamat, cúc trừ sâu …

Một số thuốc trừ sâu có tác động chủ ngăn cản sự lột da của sâu non và ấu trùng và hiệu lực trừ sâu thể hiện chậm hơn: Atabron, Nomolt, Applaud…

Có loại thuốc trừ sâu lại tác động chủ yếu đến hệ tiêu hoá, phá huỷ vách ruột côn trùng: Thuốc trừ sâu BT.

Thuộc về nhóm thuốc trừ sâu còn có những hợp chất tuy không gây độc trực tiếp cho sâu hại nhưng lại góp phần hạn chế đáng kể tác hại của chúng đến mùa màng, chất dẫn dụ Methyl Eugenol không gây độc trực tiếp cho côn trùng nhưng có tác dụng thu hút nhiều loại ruồi đục trái cây từ xa di chuyển đến nơi có phun thuốc khiến cho số lượng côn trùng bị nhiễm độc tăng cao (bẫy ruồi đục quả Vizubon D), từ đó mà làm tăng hiệu quả của thuốc trừ sâu. Hoặc  việc sử dụng những bẫy Pheromone trên đồng ruộng vào thời điểm côn trùng trưởng thành ra rộ sẽ ngăn cản sự ghép cặp để giao phối của chúng, khiến cho chúng không sinh sôi phát triển được. Sự hiểu biết về cơ chế tác động của thuốc trừ sâu đến sâu hại là cơ sở xây dựng kế hoạch dùng luân phiên thuốc trừ sâu trên các ruộng vườn chuyên canh nhằm ngăn ngừa hoặc khắc phục hiện tượng kháng thuốc của sâu hại.

- Tính độc của thuốc trừ sâu đối với người và động vật có ích thay đổi nhiều tùy theo nhóm thuốc, loại thuốc, dạng thành phần.

Có những thuốc rất ít độc với người và động vật máu nóng: BT, Applaud, Nomolt,… chúng được khuyến khích sử dụng trừ sâu trên rau xanh, trái cây,… có những thuốc có độ độc cấp tính tương đối cao đối với người và động vật máu nóng: Methomyl,… lại có những thuốc có tính độc cao với ong hoặc đối với cá hoặc đối với thiên địch của sâu hại: Thiodan,… Trước khi quyết định chọn mua một loại thuốc trừ sâu, cần đọc kỹ phần giới thiệu trên nhãn thuốc về những nội dung nêu trên để cân nhắc, lựa chọn được loại thuốc thích hợp.

Nguồn tin: Giatieu.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video media