21:11 ICT Thứ ba, 03/12/2024

Đăng nhập

Thống kê chung

Đang truy cậpĐang truy cập : 7


Hôm nayHôm nay : 2023

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5079

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5692785

Trang nhất » Tin tức » Tin tức

Mối nguy thương lái Trung Quốc lùng mua rễ, gốc cây tiêu sống

Thứ hai - 08/04/2013 18:36
Thời gian gần đây người trồng hồ tiêu ở huyện Chư Sê (Gia Lai) xôn xao việc thương lái Trung Quốc thông qua tiểu thương trên địa bàn lùng mua gốc, rễ hồ tiêu với giá cao. Mặc dù thông tin chưa phát tán rộng rãi nhưng đây thật sự là mối nguy hiểm lớn. Chỉ mua gốc, rễ tiêu sống
Mối nguy thương lái Trung Quốc lùng mua rễ, gốc cây tiêu sống

Mối nguy thương lái Trung Quốc lùng mua rễ, gốc cây tiêu sống

Thông tin thương lái Trung Quốc mua gốc và rễ tiêu sống bắt đầu từ cuối năm 2012. Khi đó, ông Lê Thành Thiết, thường trú tại 116/1 Phan Đình Phùng, phường Tây Sơn, TP.Pleiku có đặt vấn đề với ông Mai Xuân Dũng ở thôn 4, xã Ia Blang, huyện Chư Sê về việc thu mua lại gốc, rễ cây tiêu còn sống. Tuy nhiên ông Dũng không nhận lời vì chưa có hàng để bán.

Nếu chỉ mua rễ và gốc hồ tiêu sống thì coi như phá hoại rồi không?

Đến tháng 10.2012 khi nghe tin anh Lê Phước Tiến (cháu ông Dũng) có nhu cầu phá bỏ, cải tạo lại vườn tiêu già cỗi, ông Dũng đã trực tiếp liên hệ với ông Thiết để đặt vấn đề bán gốc, rễ tiêu.

Hai bên thỏa thuận xong, ông Dũng nhận 2 triệu đồng của ông Thiết để mua gốc, rễ tiêu. Sau khi nhận tiền cọc của ông Thiết, ông Dũng cùng vợ và các con tiến hành thu gom gốc, rễ tiêu tại vườn nhà anh Tiến được 450kg cả gốc và rễ khô.

Rễ và gốc hồ tiêu được thu gom tại nhà ông Dũng.

Đến tháng 12.2012, ông Thiết cùng với ông Nguyễn Ngọc Thúy, trú tại 115/1 Phan Đình Phùng, phường Tây Sơn, TP. Pleiku đã xuống nhà ông Dũng trực tiếp cân mua số gốc, rễ tiêu trên với giá 60.000 đồng/kg rễ, 20.000 đồng/kg gốc. Sau khi trả 15,3 triệu đồng trong tổng số 17,3 triệu đồng cho 450kg gốc và rễ tiêu trên, ông Thiết và ông Thúy hẹn sẽ quay lại trả đủ số tiền nợ và vận chuyển hàng về TP. Pleiku tiêu thụ khi có số lượng lớn…

Từ đó đến nay, ông Dũng cùng vợ con tiến hành thu gom từ các vườn hồ tiêu già cỗi do người dân phá bỏ được khoảng 2 tấn, nhưng vẫn chưa thấy 2 ông đến cân hàng… “Tôi chỉ thu gom gốc, rễ tiêu theo đơn đặt hàng của ông Thiết và ông Thúy chứ không biết họ mua với mục đích gì. Tôi có nghe nói sẽ bán cho các thương lái Trung Quốc…” – ông Dũng nói.

Người trồng hồ tiêu lo lắng

Cho đến lúc này người dân thôn 4, xã Ia Blang cũng không hiểu thương lái mua gốc, rễ tiêu về để làm gì. Một người dân thôn 4 lo lắng nói: Thông tin này nếu phát tán rộng rãi sẽ không tốt. Một số người dân nhận thức kém nếu thấy lợi trước mắt sẽ chặt bỏ vườn tiêu để bán gốc và rễ, thậm chí còn trộm cắp để bán…

Ngay khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, Công an xã Ia Blang đã trực tiếp xuống địa bàn để điều tra. Ông Nguyễn Minh Châu – Trưởng Công an xã cho biết:
Đến thời điểm hiện tại không có tình trạng người dân thu gom gốc, rễ tiêu bán cho ông Mai Xuân Dũng, chỉ có gia đình ông này tận thu gốc, rễ tiêu từ những vườn cây già cỗi, thoái hóa được cải tạo để trồng mới…

Nếu giá cao dễ sinh ra việc phá hoại hàng loạt vườn hồ tiêu

Còn ông Trương Thanh Hoài – quyền Chủ tịch UBND xã Ia Blang thì khẳng định: Hiện tại địa phương chưa phát hiện người Trung Quốc đến địa bàn để thu mua. Hơn nữa, với giá mua như hiện tại thì khả năng xảy ra tình trạng người dân đào trộm rễ, gốc tiêu để bán là không cao – bởi thực tế rễ tiêu ít; chỉ có những vườn tiêu người dân phá bỏ để tái canh thì việc thu gom rễ và gốc mới được nhiều…

Ông Hoài đã tỏ ra chủ quan bởi với những vườn hồ tiêu lâu năm, gốc và rễ không hề nhỏ. Và rất có thể những kẻ phá hoại sẽ tăng giá mua để đạt mục đích. Sự lo lắng của người dân là rất có cơ sở…

Được biết, thực hiện chỉ đạo của công an tỉnh về việc điều tra làm rõ có hay không thương lái Trung Quốc thông qua các đầu nậu thu gom mua gốc, rễ tiêu sống, Công an huyện Chư Sê đã vào cuộc. Trước mắt, ngành chức năng đã yêu cầu ông Dũng ngừng ngay việc thu gom gốc rễ hồ tiêu.

Nếu có người lạ đến thu mua gốc, rễ tiêu phải báo ngay cho chính quyền địa phương để có hướng xử lý. Đồng thời đề nghị chính quyền xã Ia Blang tổ chức tuyên truyền trên các phương tiên thông tin đại chúng để người dân cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch mưu đồ phá hoại kinh tế địa phương.

Ông Trương Hồng – Phó Viện trưởng Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên: Giá quá rẻ!

Có thể đây chỉ là tin đồn nhằm gây nhiễu thông tin cho bà con trồng hồ tiêu, vì thế cần hết sức cảnh giác. Tuy nhiên, hiện nay giá trị của hồ tiêu rất lớn, phổ biến 1ha hồ tiêu cho thu hoạch 5- 7 tấn/năm, giá trị từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng. Nếu xét về giá trị kinh tế, bà con không dại gì phá bỏ hồ tiêu vì giá bán gốc, rễ chẳng đáng bao nhiêu. Tuy nhiên, trong trường hợp hiện tượng này diễn ra phổ biến, Viện sẵn sàng cung cấp đầy đủ thông tin và tư vấn cho bà con, tránh để kẻ xấu lợi dụng phá hoại sản xuất.

Ông Kpă Thuyên – Giám đốc Sở NNPTNT Gia Lai: Chỉ đạo ngăn chặn ngay

Nếu việc thu gom gốc, rễ hồ tiêu đã già cỗi để cải tạo, trồng mới thì không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, việc thu mua gốc, rễ hồ tiêu vẫn có thể ảnh hưởng đến sản xuất của bà con dù giá thu mua không có gì bất thường. Vì thế, sau khi có thông tin từ cơ sở, chúng tôi đã chỉ đạo ngành chức năng huyện, chính quyền cấp xã lập tức xác minh thông tin và ngăn chặn ngay, tránh để tình trạng ồ ạt phá hoại cây hồ tiêu, tránh để các đối tượng xấu lợi dụng gây thiệt hại và xáo trộn đời sống bà con nông dân.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Hồ Minh Vinh - - 14/05/2013 15:05
Mấy thằng Trung Quốc muốn phá hoại nền kinh tế Việt Nam nên chúng nó làm như thế này đây.
NukeVietCMS - 08/04/2013 23:00
Thế này thì nguy hiểm quá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video media