Tiêu chuẩn Việt Nam

Hạt tiêu đen (Piper nigrum L.) – Quy định kỹ thuật Black pepper (Piper nigrum L.) – Specification
 1.     Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định kỹ thuật đối với hạt tiêu đen (Piper nigrum L.) dạng nguyên hạt hoặc dạng bột ở các giai đoạn sau:

a.hạt tiêu chưa qua quá trình làm sạch hoặc đã được làm sạch một phần, chưa chế biến hoặc phân loại được gọi là “Hạt tiêu chưa chế biến (NP) hoặc sơ chế (SP)”;

b.hạt tiêu sau khi làm sạch, chế biến và / hoặc phân loại được gọi là “Hạt tiêu chế biến (P)”, trong từng trường hợp cụ thể chúng được bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Khi thuật ngữ “hạt tiêu đen” được sử dụng độc lập thì có nghĩa là quy định này được áp dụng cho cả hai loại trên mà không có sự phân biệt nào.

2.       Tiêu chuẩn viện dẫn

 -         ISO 5564 : 1982 Black pepper and white, whole or ground – Determination of piperine content – Spectrophotometric method (Hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng nguyên hạt hoặc dạng bột – Xác định hàm lượng piperin – Phương pháp so màu phân quang).

-         TCVN 4045 : 1993 Hạt tiêu – Phương pháp thử.

-         TCVN 4829 : 2001 (ISO 6579 : 1993) Vi sinh vật học – Hướng dẫn chung về phương pháp phát hiện salmonella.

-         TCVN 4830 - 89 (ISO 6888 : 1983) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung phương pháp đếm vi khuẩn Staphylocuccus aureus. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.

-         TCVN 4882 : 2001 (ISO 4831 : 1991) Vi sinh vật học – Hướng dẫn chung về định lượng coliform – Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất.

-         TCVN 4889 – 89 (ISO 948 : 1980) Gia vị - Lấy mẫu.

-         TCVN 4891 – 89 (ISO 927 : 1982) Gia vị - Xác định hàm lượng chất lượng ngoại lai.

-         TCVN 5103 – 90 (ISO 5498 : 1981) Nông sản thực phẩm – Xác định hàm lượng xơ thô – Phương pháp chung.

-         TCVN 5484 : 2002 (ISO 930 : 1997) Gia vị - Xác định tro không tan trong axit.

-         TCVN 5486 : 2002 (ISO 1108 : 1992) Gia vị - Xác định chất chiết ete không bay hơi.

-         TCVN 6846 : 2001 (ISO 7251 : 1993) Vi sinh vật học – Hướng dẫn chung về định lượng E.coli giả định – Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất.

-         TCVN 6848 : 2001 (ISO 4832 : 1991) Vi sinh vật học – Hướng dẫn chung về định lượng coliform – Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.

-         TCVN 7038 : 2002 (ISO 928 : 1997) Gia vị - Xác định hàm lượng tro tổng số.

-         TCVN 7039 : 2002 (ISO 6571 : 1984) Gia vị và rau thơm – Xác định hàm lượng dầu bay hơi.

-         TCVN 7040 : 2002 (ISO 939 : 1980) Gia vị - Xác định độ ẩm – Phương pháp chưng cất lôi cuốn.

 3.       Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng cho các định nghĩa sau đây:

3.1 Hạt tiêu đen (black pepper): Quả khô còn nguyên vỏ, của cây Piper nigrum Linneaus.

3.2 Hạt tiêu đen chưa chế biến [black pepper, non – processed (NP)]: Hạt tiêu chưa qua quá trình làm sạch, chế biến hoặc phân loại trước khi bán và thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

3.3 Hạt tiêu đen sơ chế [black pepper, semi – processed (SP)]: Hạt tiêu đen đã qua quá trình làm sạch nhưng chưa được chế biến hoặc phân loại trước khi bán và thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

3.4 Hạt tiêu đen đã qua chế biến (black pepper processed): Hạt tiêu đã được chế biến (đã được làm sạch, phân loại, chế biến,…) trước khi bán và thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

3.5 Hạt tiêu đen dạng bột (black pepper, ground), [đôi khi còn được gọi là hạt tiêu xám (grey pepper)]: Hạt tiêu đen đã được nghiền thành bột không bổ sung bất cứ chất nào khác và thỏa mãn các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.

3.6 Hạt lép (light berry): Hạt có hình dạng bên ngoài bình thường nhưng không có nhân.

3.7 Hạt đầu đinh (pinhead): Hạt có kích thước rất nhỏ, không phát triển được.

3.8 Hạt vỡ (broken berry): Hạt bị tách thành các mảnh.

3.9 Tạp chất lạ (extraneous matter): Tất cả các chất không là hạt tiêu đen.

Chú thích: Hạt lép, hạt đầu đinh, hạt vỡ không được coi là tạp chất lạ.

4.       Mô tả
 
Hạt tiêu đen nguyên hạt là quả của cây Piper nigrum L. còn nguyên, thường được lấy trước khi chúng chín hoàn toàn. Hạt tiêu đen thường có đường kính từ 3 mm đến 6mm và có màu nâu, màu xám hoặc màu đen có vỏ nhăn.

Tùy thuộc vào khối lượng theo thể tích mà hạt tiêu đen chưa chế biến (NP) hoặc sơ chế (SP) được chia thành 4 loại: loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 3.

Hạt tiêu đen dạng bột là hạt tiêu đen đã được nghiền nhỏ, không chứa bất kỳ một tạp chất lạ nào.

5.       Yêu cầu kỹ thuật

5.1       Yêu cầu về cảm quan

- Mùi vị: Khi nghiền thành bột có mùi thơm đặc trưng của hạt tiêu đen, cay và không có mùi và vị lạ.

- Hạt tiêu đen không được có nấm mốc, côn trùng và các phần xác của côn trùng nhìn thấy được bằng mắt thường (kể cả kính lúp).

5.2       Yêu cầu về lý - hóa

5.2.1   Các chỉ tiêu vật lý của hạt tiêu đen, được quy định trong bảng 1.

Bảng 1 – Các chỉ tiêu vật lý của hạt tiêu đen
 
 
Tên chỉ tiêu
 
Mức yêu cầu
 
Hạt tiêu đen NP hoặc SP
 
Hạt tiêu đã chế biến
 
Loại đặc biệt
 
Loại 1
 
Loại 2
 
Loại 3
1.Tạp chất lạ, % khối lượng, không lớn hơn. 0,2 0,5 1,0 1,0 0,2
2.Hạt lép, % khối lượng, không lớn hơn. 2 6 10 18 2,0
3.Hạt đầu đinh hoặc hạt vỡ, % khối lượng, không lớn hơn. 2,0 2,0 4,0 4,0 1,0
4.Khối lượng theo thể tích, g/l, không nhỏ hơn. 600 550 500 450 600

5.2.2       Các chỉ tiêu hóa học của hạt tiêu đen, được quy định trong bảng 2.

 Bảng 2 – Các chỉ tiêu hóa học của hạt tiêu đen
 
 
Các chỉ tiêu
 
Mức yêu cầu
 
Hạt tiêu đen NP hoặc SP
 
Hạt tiêu đã chế biến
 
Hạt tiêu bột
1. Độ ẩm,% khối lượng, không lớn hơn. 13,0 12,5 12,5
2.Tro tổng số, % khối lượng theo chất khô, không lớn hơn.
3.Chất chiết ete không bay hơi, % khối lượng tính theo chất khô, không nhỏ hơn.
7,0
 
6,0
6,0
 
6,0
6,0
 
6,0
4.Dầu bay hơi, % (ml/100g) tính theo chất khô, không nhỏ hơn. 2,0 2,0 1,0
5.Piperin, % khối lượng tính theo chất khô, không nhỏ hơn. 4,0 4,0 4,0
6.Tro không tan trong axit, % khối lượng tính theo chất khô, không lớn hơn. - - 1,2
7.Xơ thô, chỉ số không hòa tan, % khối lượng tính theo chất khô, không nhỏ hơn. - - 17,5

5.3       Yêu cầu vi sinh vật

Các chỉ tiêu vi sinh vật đối với hạt tiêu đã chế biến, được quy định trong bảng 3

 Bảng 3 – Các chỉ tiêu vi sinh vật đối với hạt tiêu đen đã chế biến
 
 
Tên chỉ tiêu
 
Mức giới hạn
1. Coliform, số vi khuẩn trong 1g sản phẩm  
102
2. E.coli, số vi khuẩn trong 1g sản phẩm. 0
3. Salmonella, số khuẩn lạc trong 25g sản phẩm. 0
4. S. aureus, số vi khuẩn trong 1g sản phẩm.  
102

6.       Phương pháp thử

6.1       Lấy mẫu, theo TCVN 4889 – 89 (ISO 948 : 1980).

6.2       Xác định tạp chất lạ, theo TCVN 4891 – 89 (ISO 927 - 1982).

6.3       Xác định hạt đầu đinh hoặc hạt vỡ, theo TCVN 4045 : 1993.

6.4       Xác định hạt lép, theo TCVN 4045 : 1993.

6.5       Xác định khối lương theo thể tích, theo TCVN 4045 : 1993.

6.6       Xác định hàm lượng tro tổng số, theo TCVN 7038 : 2002 (ISO 928 : 1997).

6.7       Xác định tro không tan axit, theo TCVN 5484 : 2002 (ISO 930 : 1997).

6.8       Xác định độ ẩm, theo TCVN 7040 : 2002 (ISO 939 : 1980).

6.9       Xác định chất chiết ete không bay hơi, theo TCVN 5486 : 2002 (ISO 1108 : 1992);

6.10    Xác định xơ thô, theo ISO 5103 : 1990.

6.11    Xác định hàm lượng piperin, theo ISO 5564 : 1982.

6.12    Xác định hàm lượng dầu bay hơi, theo TCVN 7039 : 2002 (ISO 6571 : 1984).

6.13    Xác định Coliform, theo TCVN 6848 : 2001 (ISO 4832 : 1991) hoặc TCVN 4882 : 2001 (ISO 4831 : 1991).

6.14    Xác định E.coli, theo TCVN 6846 : 2001 (ISO 7251 : 1993).

6.15    Xác định Salmonella, theo TCVN 4829 : 2001 (ISO 6579 : 1993).

6.16    Xác định S.aureus, theo TCVN 4830 – 89 (ISO 6888 : 1983).

 7.       Ghi nhãn - bao gói - vận chuyển và bảo quản

7.1       Ghi nhãn: Theo quyết định 178/1999/QDD-TTg về ghi nhãn hàng hóa, ngoài ra trên nhãn phải ghi rõ tên sản phẩm theo điều 3 của tiêu chuẩn này.

7.2       Bao gói: Hạt tiêu và bột hạt tiêu được đựng trong bao bì khô, sạch, bảo vệ được sản phẩm không bị hấp thụ ẩm hoặc thất thoát chất bay hơi.

 7.3       Bảo quản: Bảo quản sản phẩm hạt tiêu nơi khô, sạch và mát.

7.4       Vận chuyển: Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không có mùi lạ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.